Giải đáp thắc mắc về stop loss? Kiến thức cơ bản về lệnh này

Trong thị trường nào cũng vậy, dù là forex, chứng khoán hay tiền điện tử thì stop loss luôn là thứ mà bất cứ trader hay nhà đầu tư nào cũng cần phải tuân thủ. Tuy nhiên, có một số người mới vẫn chưa hiểu rõ lắm về khái niệm này, stop loss là gì? Nếu vẫn còn lăn tăn về nó thì bài viết này chắc chắn là dành cho bạn.

1. Stop loss là gì

Stop loss được hiểu là một hành động cắt lỗ được đặt ra khi giao dịch một tài sản nào đó, phòng trường hợp nó không đi đúng như mong đợi của mình. Đây là điều quan trọng bởi stop loss sẽ đóng vai trò chính trong việc bảo vệ tài sản cho các trader, tránh những khoản thua lỗ nặng nề và tối thiểu hóa rủi ro, tổn thất của họ khi giao dịch.

Stop loss thường phải được suy nghĩ và đặt từ lúc bạn vào lệnh hay mua, bán tài sản rồi. Bởi chúng ta cần tính toán thật kĩ lưỡng trước rằng cuộc giao dịch này sẽ đem về bao nhiêu, nếu sai thì mất bao nhiêu, giới hạn chịu đựng của ta cho nó là bao nhiêu thì chuẩn mực,... Chỉ có xác định được như thế thì bạn mới đặt ra được điểm stop loss hợp lý được.

Mình sẽ lấy 1 ví dụ cụ thể cho bạn dễ hình dung. Trong thị trường ngoại hối, bạn mua cặp tiền GBP/USD với giá 1.4444, và hi vọng nó sẽ tăng để bạn thu về lợi nhuận. Nhưng bạn cũng phòng hờ rằng có thể mọi chuyện sẽ không như ý muốn và giá sẽ giảm. Sau khi trải qua phân tích thì bạn quyết định đặt lệnh stop loss tại 1.3000. Tức là khi giá giảm tới mức này, bạn sẽ bán tài sản ra để thu hồi vốn của mình, tránh giữ quá lâu làm tổn thất trầm trọng hơn.

Trên các thị trường, đặt biệt là thị trường ngoại hối thì stop loss luôn được đi kèm với take profit. 1 lệnh cắt lỗ và một lệnh chốt lời. Đây là phương thức cơ bản nhưng cũng là hữu hiệu nhất. Khi thực hiện giao dịch luôn có 2 thái cực lời và lỗ, việc suy tính hết cả 2 bên sẽ giúp bạn có được 1 giao dịch hoàn thiện và tối ưu hơn nhiều, góp phần né tránh được những cảm bẫy thị trường.

Dù stop loss tức là bạn đang lỗ nhưng lệnh lại đang bảo vệ bạn đấy, nó đang bảo vệ phần tài sản còn lại. Mức giá stop loss luôn thấp hơn mức giá bạn mua hoặc bán tài sản trong 1 thời điểm nhất định.

Hiện nay khi giao dịch thì các trader không cần phải tự canh giá chạy tới đâu rồi thực hiện thao tác thủ công là cắt lệnh. Các nền tảng tiên tiến ngày nay cho phép các trader đặt lệnh, khi giá chạm tới thì dù nó có tăng hay giảm đi chăng nữa thì lệnh của bạn sẽ tự động dựng lại. Có nghĩa rằng khi đặt lệnh xong thì bạn hoàn toàn có thể tắt máy làm việc gì khác, việc còn lại giao cho thị trường và nền tảng giao dịch lo.

2. Nhược điểm của stop loss

Như đã nói ở trên thì bạn có thể phần nào thấy được tầm quan trọng cũng như vai trò của stop loss, nhưng nó có nhược điểm không? Câu trả lời là có đấy.

Không thiếu những trường hợp thua lỗ chỉ do stop loss đấy thôi. Nguyên nhân việc này đến từ khâu bạn đặt sai vị trí stop loss.

Tức là tất cả phân tích bạn đúng rồi đấy, nhưng dự trù sai khoản lỗ nên cắt. Giá chạy tới điểm bạn đặt stop loss, cắn xong lại hồi lên, thật đáng tiếc phải không nào? Có phải nếu không có stop loss ở đó thì bạn đã có được nhiều tài sản hơn rồi không?

Vì vậy thực ra nói stop loss là con dao 2 lưỡi cũng có phần đúng. Bởi nếu làm tốt, nó sẽ bảo vệ tài sản của bạn, còn nếu làm sai, nó sẽ là thứ hủy hoại tài sản của bạn. Chính vì vậy bạn nên chuẩn bị kiến thức đầy đủ về thị trường để có thể phân tích và đưa ra điểm cắt lỗ phù hợp nhất. Hãy tham khảo một số kiến thức về đầu tư tại https://toptradingforex.com/ , sau đó mới tiến hành xâm nhập và đầu tư. Như vậy sẽ tốt hơn rất nhiều đấy.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kinh doanh là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về kinh doanh mà bạn cần biết

Local Bitcoins là gì? Thông tin quan trọng về Local Bitcoins

SSI Board - Bảng điểm chứng khoán điện tử hot nhất ở thời điểm hiện tại